Kết quả tìm kiếm cho "tàu du lịch chui"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 23
Theo CNN, nơi đầu tiên chào đón năm mới trên thế giới là đảo Kiritimati, thuộc Cộng hòa Kiribati. Hòn đảo nhỏ này còn được gọi là đảo Giáng Sinh, nằm ở múi giờ GMT+7, nhanh hơn 19 giờ so với thành phố New York của Mỹ.
Do muốn có được thu nhập cao nhanh chóng nên thời gian gần đây, có nhiều người tìm kiếm các “đường dây” đưa đón xuất, nhập cảnh “chui” để sang nước ngoài lao động. Tuy nhiên, vì thiếu sự hiểu biết pháp luật nên không ít người bị các đối tượng xấu có cơ hội lợi dụng trục lợi… Đáng nói hơn, ngoài những trường hợp bị mất của còn có người mất cả tính mạng.
Trần Văn Chung (sinh năm 1995, ngụ tỉnh Nghệ An) câu móc với Trần Thiết Thoại (sinh năm 1982), Huỳnh Thị Út (sinh năm 1980, vợ Thoại, cùng ngụ xã Khánh An); Nguyễn Thanh Hoàng (sinh năm 1967), Nguyễn Thanh Toàn (sinh năm 1992, con Hoàng, cùng ngụ xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang), lừa nhiều người sang Campuchia để họ bị tống tiền.
Năm ấy cả xóm có một cái ti vi của nhà ông Lẫm. Nhà giàu có nhìn từ xa đã biết bởi cây tre đực dựng đứng như cây nêu, chỉ khác là thay vì cành tre là cái vành xe đạp bị cưa đứt một đoạn.
Năm Quý Mão sắp qua và năm Giáp Thìn sắp đến. Mỗi năm Tết đến, mỗi chúng ta đều cảm thấy mới lạ, bâng khuâng. Từ "Tết" đã gieo vào lòng mỗi người dân Việt Nam dù ở quê hương hay ở phương trời xa xứ những cảm xúc thật thiêng liêng, khó tả:
Sông Lô- con sông lịch sử mang trên mình nhiều huyền tích. Ngoài giá trị văn hoá, sông Lô còn có nhiều sản vật quý như cá Chiên, Quất, Lăng, Ngạnh, trong đó đặc biệt là cá Anh Vũ- giống cá quý, được coi như “linh vật” của dòng sông. Tương truyền cá Anh Vũ xuất hiện ở nước ta từ 2000 năm TCN. Đến khoảng thế kỷ XIV, tức đời Hùng Vương thứ 3, một ngư dân bắt được cá Anh Vũ tại khu vực sông Lô, liền mang tiến vua. Trông lạ mà ăn ngon, vua cho đây là loài cá quý hiếm. Và từ ấy, người dân bắt được cá Anh Vũ đều phải mang dâng lên vua. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí cũng có ghi: “Cá Anh Vũ còn có tên Giả Ngư, sinh sống ở ngã ba sông Bạch Hạc. Hàng năm, cứ đến mùa rét mới có. Vị cá rất ngon mà bổ. Từ sông Bạch Hạc trở xuôi thì không có nữa”. Đặc biệt hơn, trong Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi còn viết: “Cá Anh Vũ được dùng làm vật cúng tế thần linh…”.
Thời trai trẻ, tôi rất thích bài hát Đêm trên Cha Lo của nhạc sĩ Phạm Tuyên vì âm hưởng trầm hùng, sôi nổi, náo nức. Từ lúc đó, lòng mong ước sẽ có dịp đến thăm, nhưng chẳng dễ gì cho dù tôi đã nhiều lần ngao du từ Quảng Nam đến tận Hà Tĩnh theo đường Hồ Chí Minh.
Thay vì chí thú làm ăn, sống lương thiện, các thanh niên này lại thể hiện sự hung hăng, sa ngã vào con đường phạm tội, để rồi phải vào tù.
Chiều 15/4, trong chương trình công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát, kiểm tra một số dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố. Cùng đi có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Sau thời gian dài "đóng cửa" vì dịch Covid-19, du lịch đồng bằng sông Cửu Long vừa đón khách trở lại nhưng đã xuất hiện nhiều hình ảnh không đẹp, như: bán vé hoạt động khu du lịch "chui"; tự ý tăng giá vé, ép du khách mua vé tham quan; xâm hại di tích lịch sử quốc gia... Thực tế này rất cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để lập lại trật tự, giữ cho môi trường du lịch lành mạnh, thân thiện.
Sau khi chạm mặt nhau trên đường, Nguyễn Văn Thiện (sinh năm 1993) và Trần Hoàng Tân (sinh năm 1984, cùng ngụ ấp Đông Sơn 1, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn) xảy ra mâu thuẫn. Chung Minh Chiến (sinh năm 1988, ngụ cùng ấp Đông Sơn 1) cùng nhóm bạn từ tỉnh Bình Dương trở về quê, kéo nhau mang hung khí đi bênh vực Thiện, dẫn đến “hỗn chiến”. Hậu quả, 20 đối tượng tham gia đều bị bắt và ngồi tù.
Năm 1962, tại diễn đàn Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành thời gian nói về mối "duyên nợ với báo chí" của Người. Duyên nợ ấy, với Người là hành trình trọn vẹn 50 năm, với khoảng 2.000 bài báo và 174 bút danh khác nhau, từ bài báo đầu tiên (Yêu sách của nhân dân An Nam, báo L’Humanité, ra ngày 18-6-1919, bút danh Nguyễn Ái Quốc) khi Người 29 tuổi, đến bài báo cuối cùng (Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, Báo Nhân Dân số 5526, ra ngày 1-6-1969, bút danh T.L.) trước lúc Người ra đi ít lâu.